Tổng quan thị trường gas 10 tháng đầu năm 2019

Lượng gas nhập khẩu đang ở mức cao

Trong 10 tháng đầu năm 2019, thị trường gas chứng kiến giá gas liên tục leo thang, lượng gas nhập khẩu tăng vọt. Theo dự báo, sang năm 2020, nguồn cung khí gas của Việt Nam có thể bị giảm do dự trữ khí gas trong nước giảm và chậm triển khai các mỏ khí mới. Thông tin chi tiết có trong nội dung được chia sẻ ngay sau đây.

Về giá gas

Giá gas trên thị trường gas trong 10 tháng đầu năm 2019 được điều chỉnh tăng khá nhiều so với năm 2018. Cụ thể, tháng 1/2019 tăng 4.000 đồng/bình 12kg, tháng 2 tăng 12.000 đồng, tháng 3 tăng 17.000 đồng, tháng 4 tăng 7.000 đồng, tháng 5 tăng 2.000 đồng, tháng 6 giảm 33.000 đồng, tháng 7 giảm 19.000 đồng, tháng 8 và tháng 9 giữ nguyên, tháng 19 tăng 24.000 đồng/bình 12kg. Tháng 10 là đợt tăng giá trở lại sau 4 tháng liên tiếp giá gas được điều chỉnh giảm và đi ngang. Tháng 10 cũng là tháng đầu tiên trong năm 2019 giá gas tăng mạnh nhất. Như vậy, tính từ đầu năm tới tháng 10/2019, giá gas được điều chỉnh tăng 6 lần với tổng số tiền là 66.000 đồng. Đến thời điểm tháng 10/2019, mỗi bình gas 12kg có giá cao hơn tháng cuối năm 2018 là 14.000 đồng.

Giá gas tăng mạnh trong 10 tháng đầu năm
Giá gas tăng mạnh trong 10 tháng đầu năm

Trữ lượng sản xuất gas

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, sản lượng khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên 10 tháng đầu năm 2019 giảm 2,5% (khai thác dầu thô giảm 7,2% và khai thác khí đốt tự nhiên tăng 1,9%).

Lượng gas nhập khẩu

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, lượng khí hóa lỏng nhập khẩu 10 tháng đầu năm 2019 là 1,46 triệu tấn, trị giá 721,48 triệu USD. Như vậy, số liệu cho thấy có tăng 19,5% về lượng nhưng giảm 1,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Để đảm bảo nguồn cung cấp gas cho thị trường gas trong nước, 55% nhu cầu gas còn lại được nhập khẩu từ thị trường các nước như Qatar, Trung Quốc, Saudi Arabia và UAE,…

Lượng gas nhập khẩu đang ở mức cao
Lượng gas nhập khẩu đang ở mức cao

Trong 10 tháng đầu năm 2019, Việt Nam nhập khẩu gas chủ yếu từ thị trường Trung Quốc với tỷ trọng 35,52% tổng lượng nhóm hàng, đạt 520,21 nghìn tấn. Đứng thứ hai là thị trường Qatar đạt 136,66 nghìn tấn. Tiếp theo là các thị trường Kuwait, Nigeria, Thái Lan,…

Dự báo thị trường gas sắp tới

Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường mới nổi hấp dẫn nhất thế giới, là điểm đến của nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Đang có nhiều dự án đầu tư về năng lượng tái tạo được triển khai nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn do phụ thuộc khá nhiều vào nguồn năng lượng hóa thạch. Vì vậy, ngoài các dự án điện gió, điện mặt trời thì việc sử dụng khí gas cũng là một lựa chọn của nhiều doanh nghiệp hiện nay.

Theo dự báo, sau năm 2020, nguồn cung khí thiên nhiên của Việt Nam sẽ giảm do dự trữ khí trong nước giảm và chậm triển khai các mỏ mới. Chính vì vậy, Việt Nam cần nhập khẩu thêm gas để bổ sung nhiên liệu cho các nhà máy.

Theo Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp khí của Việt Nam, dự báo đến giai đoạn 2021 – 2025, Việt Nam sẽ phải nhập khẩu 1 – 4 tỷ m3 khí hóa lỏng mỗi năm và tăng lên 6 -10 tỷ m3 mỗi năm sau đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.