Hiệp hội gas kiến nghị Thủ tướng về việc theo dõi bình gas

Hiệp hội gas kiến nghị điều chỉnh luật

Mới đây, Hiệp hội gas Việt Nam đã có công văn kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan gồm Bộ Công Thương, Bộ Tư pháp, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam về những khó khăn của các doanh nghiệp kinh doanh gas khi ban hành nghị định 99/2020. Thông tin chi tiết được thitruonggas.com gửi đến ngay sau đây.

>> Tham khảo thêm: Hải Phòng: Phát hiện một cơ sở thực hiện sang chiết gas trái phép

Khó khăn cho doanh nghiệp

Theo Hiệp hội gas Việt Nam, sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 99, quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh khí và xăng dầu, nhiều doanh nghiệp phản ánh là đang gặp khó khăn khi thực hiện một số quy định trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định trong nghị định này.

Hiệp hội gas kiến nghị điều chỉnh luật
Hiệp hội gas kiến nghị điều chỉnh luật

Cụ thể, việc lập sổ theo dõi hoặc cơ sở dữ liệu điện tử ứng dụng công nghệ thông tin theo dõi bình gas phải có seri bình gas. Chế tài hành vi không lập sổ theo dõi áp dụng từ năm 2017 theo nghị định 67 là mức phạt 10 – 20 triệu đồng. Tuy nhiên, trước đó nghị định 19 về kinh doanh khí có hiệu lực năm 2016 thì không có điều khoản quy định về việc doanh nghiệp kinh doanh gas phải lập sổ theo dõi và có seri bình gas. Vì vậy, doanh nghiệp kinh doanh gas bị xử phạt về hành vi không có sổ theo dõi gas rất bức xúc.

Tăng chi phí không cần thiết

Nghị định 99 có hiệu lực từ 11/10 để thay thế nghị định 67 với mức phạt tiền tăng gấp 2 lần so với nghị định 67. Điều này càng gây bức xúc cho doanh nghiệp. Theo Hiệp hội gas, nếu lập sổ theo dõi bằng việc ghi chép thủ công thì sẽ làm tăng chi phí sản xuất, nhân sự, mặt bằng,… dẫn tới tăng giá bán gas và hạn chế kinh doanh. Còn nếu áp dụng công nghệ thông tin thì chi phí đầu tư là rất lớn nhưng không mang lại hiệu quả mà chỉ gây tổn hại kinh tế cho doanh nghiệp và xã hội khi giá gas bị đẩy lên cao.

Hiệp hội gas kiến nghị điều chỉnh luật
Hiệp hội gas kiến nghị điều chỉnh luật

Hiện tại, về việc ứng dụng công nghệ nhận dạng vỏ bình gas, có 2 giải pháp là gắn chip hoặc in số hiệu, in mã vạch trên vỏ bình. Các giải pháp này làm phát sinh trên 50% số lao động hiện có để quét dữ liệu bình gas gắn với mã vạch hoặc số nhận dạng tương ứng. Nếu sử dụng in phun mã số vỏ bình, quét nhận dạng bằng smartphone thì doanh nghiệp sẽ phải đầu tư máy quét phòng cháy nổ, máy in, cơ sở dữ liệu, phần cứng,… với chi phí 5 – 10 tỷ,…

Từ phản ánh của các doanh nghiệp, Hiệp hội gas Việt Nam nhận thấy quy định trên được ban hành nhưng không phù hợp với thực tiễn, các doanh nghiệp không thể thực hiện trong thời gian dài, gây hạn chế hiệu quả sản xuất – kinh doanh. Bởi vậy, Hiệp hội kiến nghị các cơ quan quản lý Nhà nước xem xét bỏ quy định lập sổ theo dõi, hủy bỏ chế tài xử phạt hành chính cho hành vi này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.